Hầu hết chúng ta chỉ mua nhà 1 – 2 lần trong đời, cho nên kinh nghiệm trong việc mua nhà là cực kỳ hạn chế. Chính vì vậy mà rủi ro với người mua là cực kỳ cao, chỉ cần sơ sẩy 1 chút là tài sản dành dụm cả đời có thể đi tong. Dưới đây là 5 nguyên tắc bất biến trong mọi giao dịch bất động sản, nếu chưa kiểm tra đủ 5 điều này, bạn tuyệt đối ĐỪNG ĐẶT CỌC.

Chỉ cọc chính chủ hoặc người được uỷ quyền theo pháp luật

✅ Trước khi đặt cọc, hãy mượn chứng minh nhân dân của người đứng tên chủ sở hữu trên sổ hồng/sổ đỏ, kiểm tra thật kỹ thông tin có trùng khớp với nhau hay không. Tuyệt đối không đặt cọc nếu thông tin không trùng khớp.

✅ Ở trường hợp căn nhà là tài sản thừa kế, người đứng tên trên sổ đã mất, phải có tờ khai di sản thừa kế.

✅ Đối với trường hợp chủ nhà ở nước ngoài hay vì lý do gì đó uỷ quyền lại cho 1 người khác, phải xem trực tiếp giấy uỷ quyền có dấu công chứng theo quy định của pháp luật có được phép nhận cọc thay chủ nhà hay không.

giao dịch bất động sản

Nếu nhà có nhiều chủ sở hữu, hợp đồng cọc phải được ký bởi tất cả các chủ sở hữu

Sẽ có trường hợp nhà có nhiều người đồng sở hữu, có thể là tài sản cha mẹ để lại cho các con. Ở trường hợp này, bạn phải gặp được đầy đủ chủ sở hữu trên giấy tờ và tất cả đều phải ký đồng ý bán trên hợp đồng cọc.

Kiểm tra kỹ thông tin tranh chấp của căn nhà trước khi đặt cọc

Bạn có thể kiểm tra thông tin tranh chấp này ở quận, hoặc kiểm tra với 1 vài hàng xóm xung quanh bởi vì nếu nhà đang bị tranh chấp sẽ không thể sang tên được.

Kiểm tra kỹ quy hoạch chi tiết

Hãy xin 1 bản photo sổ nhà và mang lên phường/quận để kiểm tra quy hoạch. Nên hạn chế mua những nhà có dính quy hoạch, giải toả vì những căn nhà này sẽ không thể xây dựng và rất khó mua bán về sau nếu cần.

Hợp đồng cọc phải được ràng buộc kỹ lưỡng, ghi đúng quy cách

Bạn nên tìm 1 hợp đồng cọc chuẩn, ràng buộc kỹ lưỡng các điều khoản giữa người bán và người mua. 1 lưu ý cho bạn là khi ghi hợp đồng, tuyệt đối chỉ ghi bằng 1 màu mực, không sử dụng ký tự lạ trên hợp đồng.

(Ví dụ: một trăm triệu đồng sẽ ghi bằng số là 100 000 000, chứ không ghi 100,000,000) và phải có người làm chứng (thông thường sẽ là người môi giới làm chứng).

? Rủi ro trong các giao dịch bất động sản là cực kỳ cao, số tiền mất trong các giao dịch này cũng hoàn toàn không nhỏ. Cho nên, vì quyền lợi của chính mình, hãy lưu ý thật kỹ 5 điều trên để có 1 giao dịch an toàn và thành công trong bất động sản bạn nhé.

5 nguyên tắc bất biến trong giao dịch bất động sản
Đánh giá bài viết